14/4/22

Định Nghĩa Về Employer Branding Là Gì

 


Việc làm sao để thu hút và giữ chân người tài lại với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh vẫn còn là những trăn trở của doanh nghiệp.

Làm thế nào để doanh nghiệp của bạn nổi bật hơn so với các doanh nghiệp khác. Đáp án để trả lời cho câu hỏi trên có thể là Employer Branding.  Vậy Employer Branding là gì? Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về Employer Branding.

1. Tìm hiểu khái niệm Employer branding là gì?

Employer Branding hay còn gọi là thương hiệu tuyển dụng.  Là những động thái chủ động của doanh nghiệp để nâng cao độ nhận diện và phân biệt thương hiệu. Là những cách mọi người cảm nhận và sự ấn tượng về giá trị và môi trường làm việc tại một doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây chỉ là một khía cạnh của quản lý thương hiệu – là một hệ thống quản lý kết hợp nhiều yếu tố phối hợp tạo nên trải nghiệm thương hiệu.

Nói cách khác, trong khi “employer branding” được mô tả như là một hoạt động rời rạc, thì “employer brand management” hay “quản lý thương hiệu nhà tuyển dụng” mô tả một cách tiếp cận đầy đủ hơn để điều phối tổng thể các hoạt động khác nhau như tuyển dụng, hội nhập (on-boarding), quản lý tài năng (talent management), quản lý thành tích (performance management) và phát triển lãnh đạo (leadership development).

Thương hiệu tuyển dụng - Employer branding có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau, nhưng chung quy vẫn được định nghĩa về 3 loại như sau:

Thứ nhất, Employer branding là một lời hứa

Theo CIPD thì thương hiệu nhà tuyển dụng là một tập hợp các thuộc tính và phẩm chất- thường là vô hình làm cho tổ chức trở nên đặc biệt. Đây sẽ là một trải nghiệm nhân viên và là công cụ thu hút người muốn phát triển, muốn thể hiện bản thân.

Thứ hai, Employer branding là hình ảnh, danh tiếng mà doanh nghiệp mong muốn hướng tới .

Ví dụ, Brett Minchington, người đã xuất bản một số cuốn sách về đề tài này, định nghĩa thương hiệu của nhà tuyển dụng là “hình ảnh mô tả tổ chức của bạn như một nơi tuyệt vời để làm việc”.

Cả hai định nghĩa này hầu như chỉ mô tả các thương hiệu có độ mạnh nhất định, nhưng thực tế có rất nhiều thương hiệu nhà tuyển dụng không được mô tả trong hai định nghĩa này. Do đó định nghĩa thứ ba có thể nói là bao quát hơn, từ đó thực tế hơn và hữu ích hơn.

>>> Xem thêm: Thông điệp Tuyên dương lan tỏa các thông điệp từ những hành vi theo giá trị cốt lõi

Thứ ba, Employer branding là toàn bộ những suy nghĩ và cảm xúc từ những người có tương tác với doanh nghiệp. Bao gồm cả tích cực và tiêu cực, cả trung thực và không trung thực, mơ hồ và rõ ràng. Dù có dựa trên trải nghiệm trực tiếp hay không, cả giao tiếp có chủ ý, không chủ ýhoặc có thể chỉ là tin đồn.

Từ những quan điểm trên, mọi doanh nghiệp sẽ có cho mình thương hiệu nhà tuyển dụng riêng

Từ quan điểm này, mọi doanh nghiệp đều có thương hiệu nhà tuyển dụng riêng, cho dù họ có xác định các đặc điểm và hình ảnh mong muốn hay không. Nói cách khác, thương hiệu, giống như danh tiếng, cuối cùng được xác định bởi nhận thức của người khác.

Định nghĩa thương hiệu nhà tuyển dụng trên khía cạnh nhận thức và tương tác với người khác sẽ hữu ích hơn vì nó cung cấp cho chúng ta một thước đo thực tế hơn để đánh giá hiện trạng và giá trị thực của thương hiệu. Định nghĩa này giúp chúng ta nhận ra rằng thương hiệu của một nhà tuyển dụng được định hình cuối cùng cũng bởi những gì người khác nghe về bạn và cách họ trải nghiệm với bạn, chứ không chỉ đơn thuần bằng các thông điệp có chủ ý từ phía bạn, tuy nhiên những điều đó sẽ luôn thôi thúc giúp doanh nghiệp hiểu rõ mình hơn, có hành động cụ thể và giúp nhà tuyển dụng luôn thành thật. 

2. 05 Bước xây dựng  thương hiệu tuyển dụng cho doanh nghiệp


Bước 1: Xác định mục tiêu cho chiến lược Employer Branding

Những điều mà doanh nghiệp muốn đạt được trong chiến lược Employer Branding. Một số mục tiêu phổ biến như sau doanh nghiệp có thể tham khảo:

  • Nhận thêm nhiều đơn ứng tuyển hơn
  • Có thêm nhiều ứng viên chất lượng hơn
  • Tăng mức độ tương tác trực tuyến
  • Tăng mức độ tương tác ứng viên
  • Nâng cao nhận thức về thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp
  • Tạo niềm tin với các ứng viên hiện tại
  • Nhận được nhiều lượt truy cập website tuyển dụng của công ty hơn
  • Tăng tỷ lệ giới thiệu công việc
  • Tăng tỷ lệ chấp nhận đề nghị làm việc

Bước 2: Xác định chân dung ứng viên lý tưởng của bạn

Việc vẽ chân dung ứng viên lý tưởng là một bước cực kỳ quan trọng. Nếu không phác họa trước ứng viên lý tưởng, người  làm công tác nhân sự sẽ không thể gửi đúng thông điệp đến những ứng viên mà bạn muốn thu hút.

Bước 3: Xác định EVP (Employee Value Proposition)

Vì sao nhân viên hiện tại lại chọn doanh nghiệp của bạn giữa các doanh nghiệp khác. Tại sao đến thời điểm hiện tại họ vẫn gắn bó với doanh nghiệp bạn. Điều gì họ thích nhất ở doanh nghiệp của bạn với tư cách nhà tuyển dụng….. Có thể đây là 1 loạt câu hỏi bạn cần trả lời để thiết lập một chiến lược Employer Branding thành công. Đây là cơ sở để bạn thiết lập định vị giá trị nhân sự của doanh nghiệp (EVP – Employee Value Propositions).

EVP là lợi thế cạnh tranh của thương hiệu tuyển dụng, giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật và khác biệt để có thể thu hút ứng viên tiềm năng cũng như giúp nhân viên hiện tại gắn kết lâu dài với công ty. EVP của doanh nghiệp cần vừa đảm bảo sự khác biệt, vừa hấp dẫn tới ứng viên, thuyết phục được rằng doanh nghiệp của bạn là một môi trường làm việc tuyệt vời. Khi xác định được EVP cũng có nghĩa là bạn đã xác định rõ ràng thông điệp để truyền thông thương hiệu tuyển dụng của mình.

Bước 4: Xác định các kênh để truyền thông thương hiệu tuyển dụng của bạn


Theo Talentlyft, có khoảng 10 “điểm chạm” với ứng viên trước khi doanh nghiệp chính thức tuyển dụng họ. Những điểm chạm này tạo nên hành trình ứng viên (Candidate Journey) và nhiều điểm trong số này sẽ là kênh thích hợp để bạn quảng bá Employer Brand của doanh nghiệp.

Theo báo cáo Thị trường tuyển dụng 2021 & Xu hướng tuyển dụng 2022 của TopCV, có gần 90% doanh nghiệp truyền thông thương hiệu qua Mạng xã hội (Facebook, LinkedIn…); 43,8% doanh nghiệp truyền thông thương hiệu tuyển dụng thông qua Các website tuyển dụng như TopCV với các hình thức đặt banner, sử dụng chuyên trang tuyển dụng…

Bước 5: Đo lường hiệu quả của chiến lược Employer Branding

Truyền thông thương hiệu tuyển dụng sẽ trở nên vô định nếu doanh nghiệp không có một phương tiện đo lường đối với công việc kinh doanh (hay đo lường ROI). Dựa trên các mục tiêu mà bạn đã thiết lập ở bước đầu tiên, bạn nên đo lường mức độ thành công của chiến lược Xây dựng thương hiệu tuyển dụng của mình.

Để đánh giá được khách quan, các nhà tuyển dụng cần tạo những số liệu có thể đo lường được cho từng chiến dịch, ví dụ như số lượt xem, số lượt ứng tuyển, thời gian tuyển dụng… Đồng thời doanh nghiệp cũng cần tham chiếu số liệu của cùng lĩnh vực để đánh giá khách quan hơn và điều chỉnh kịp thời.

Bài viết tham khảo:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng nổi bật

Chuyên viên Quản trị hệ thống là gì, và xu hướng nghề nghiệp của ngành

Để đảm bảo hệ thống thông tin trong doanh nghiệp luôn hoạt động ổn định như mạng ᴠà máу tính thì không thể không nhắc tới ᴠai trò của các ch...