21/1/22

3 bước xây dựng quy trình tiếp nhận nhân viên mới tốt nhất

 Việc tuyển dụng nhân viên tiềm năng và phù hợp với môi trường làm việc cũng như văn hoá công ty phù hợp đã khó. Nhưng việc làm thế nào để xây dựng quy trình tiếp nhận nhân viên mới thật chuẩn cũng là việc khó không kém. Hày cùng CoDx tìm hiểu quy trình tiếp nhận nhân viên mới qua bài viết dưới đây. 

I. Tại sao cần có quy trình tiếp nhận nhân viên mới?

Một quy trình đào tạo nhân viên mới hiệu quả thì có thể phát huy được năng lực tối ưu của đội ngũ nhân viên, nâng cao năng suất làm việc, giữ chân được nhân viên cũng như thỏa mãn và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Giúp người mới cảm thấy nhẹ nhàng, giảm bớt áp lực, lo âu, dễ dàng hòa nhập và thích nghi cùng tập thể mới. 

>>> Xem thêm: Xây dựng quy chế lương thưởng, bảng thành tích cho doanh nghiệp

II. Các bước xây dựng quy trình tiếp nhận nhân viên mới chuẩn và chuyên nghiệp

1. Chuẩn bị môi trường làm việc cho nhân sự mới

Nhà quản lý cần phải chuẩn bị các phương tiện, công cụ hỗ trợ làm việc cho nhân viên mới một cách đầy đủ và tốt nhất, từ bàn làm việc, máy tính, văn phòng phẩm, điện thoại và các giấy tờ liên quan, bản mô tả công việc cần được chuẩn bị đầy đủ để tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho nhân viên.

Ngoài ra, nhà quản lý cũng nên chuẩn bị những thông tin về công việc, môi trường làm việc, văn hóa nội bộ cho nhân viên. Hồ sơ nhân viên, hợp đồng lao động và những giấy tờ cần thiết khác cũng cần được chuẩn bị trước.

2. Giới thiệu tổng quát về doanh nghiệp và định hướng hoạt động cho nhân viên

Tiếp đến, nhà quản lý có thể giúp nhân viên mới nhanh chóng nắm bắt được các thông tin chung như: tổng quan về hoạt động của công ty, mục tiêu, quy trình làm việc….

Các tài liệu này có thể chuẩn bị trước bằng cách in các bộ brochure giới thiệu về công ty để gửi đến từng nhân viên mới để bộ phận lưu trữ cho toàn thể nhân việc có thể tra cứu lại khi cần thiết. 

>>> Xem thêm: Xây dựng lương cảm xúc nhân viên bằng Ví thưởng điện tử

3. Đào tạo kỹ năng chuyên môn

Và đặc biệt quan trọng nhất chính là hãy có kế hoạch đào tạo kỹ năng chuyên môn, kỹ năng cần thiết đáp ứng công việc. Nhân viên mới sẽ trải qua đợt đào tạo kỹ năng chuyên môn phù hợp để có thể tiếp nhận tốt công việc tùy theo vị trí công việc của mình

4. Đào tạo kỹ năng chuyên môn

Ngoài những kiến thức có liên quan trực tiếp đến công việc của từng nhân viên mới, doanh nghiệp cũng cần cung cấp những kiến thức và kỹ năng cơ bản của các bộ phận khác có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến công việc của họ để có thể phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận khác trong công ty nhằm phát huy hiệu quả trong công việc.

>>> “Lương Cảm Xúc” Hay “Lương Vật Chất” Quan Trọng Hơn?

III. Những lưu ý khi xây dựng quy trình tiếp nhận nhân viên mới

Cần có buổi nói chuyện cởi mở giữa nhà tuyển dụng và nhân viên nhằm mục đích đánh giá sự tiếp thu, tiến bộ của nhân viên mới với các chương trình đào tạo từ doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, đây còn là dịp nhà quản lý lắng nghe  suy nghĩ của nhân viên mới về công việc, về tổ chức, tiếp thu những ý kiến đóng góp từ họ, để hai bên hiểu nhau hơn và cùng nhau gặt hái được những thành tựu rực rỡ hơn nữa. 


12/1/22

KHÁI NIỆM PHÂN QUYỀN TRONG QUẢN TRỊ

 


Đối với doanh nghiệp hiện nay dù lớn hay nhỏ chỉ cần bạn đóng vai trò quản lý thì phân quyền  là một trong những kỹ năng quan trọng cần ghi nhớ để hỗ trợ công việc rất nhiều. Cùng tham khảo bài viết sau để biết các thông tin chi tiết hơn về phân quyền trong quản trị.

1. Khái niệm Phân quyền cho nhân viên là gì?

Phân quyền là việc phân tán quyền quyết định trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp hay còn là việc chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn cho 1 cá nhân hay bộ phận để hoàn thành nhiệm vụ đó.

 Phân quyền cho nhân viên là việc giao cho nhân viên của mình 1 phần quyền hạn để quyết định và hoàn thành một số công việc nào đó trong bộ phận của doanh nghiệp. 

>>> Xem thêm: Ví Thưởng Nhân Viên thiết kế "Lương cảm xúc"

Trong mỗi tổ chức đều có sự phân quyền nhưng sự phân quyền đó sẽ tuyệt đối hơn với các bộ phận trong doanh nghiệp và sẽ càng mất đi tính cụ thể rõ ràng khi chuyển đến từng cá nhân. Vì nó là một khía cạnh của cơ sở giao phó quyền hạn trong quản trị, không thể có một cá nhân nào có thể làm tất cả mọi việc để thực hiện mục tiêu chung của cả tổ chức. 

Đó là lý do vì sao bạn phải phân quyền cho nhân viên là bởi vì số lượng công việc sẽ tương đương với quyền hạn công việc mà bạn nắm giữ, nên bạn phải chia nhỏ quyền hạn cho các thành viên trong bộ phận để mỗi cá nhân sẽ có thể hoàn thành công việc ở mức tốt nhất. Bên cạnh đó, việc phân quyền này còn giúp nhà quản trị đánh giá được năng lực và khả năng làm việc của các thành viên trong bộ phận. Từ đó, định hướng được số lượng công việc và loại công việc cần được giao cho nhân viên để hiệu quả công việc được phát huy tối ưu nhất.

Phân quyền trong quran trị còn là cách giới hạn sự cạn thiệp của nhân viên vào các hoạt động khác không đúng chuyên môn hoặc hạn chế tối đa sự lạm dụng quyền hạn quá mức trong doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp cần nắm phân quyền là vô cùng cần thiết trong quá trình xây dựng cơ cấu tổ chức. 

2. Bí quyết phân quyền công dụng khi làm chủ nhân viên


Xem thêm: 
Các Loại Cơ Cấu Tổ Chức Phổ Biến Trong Doanh Nghiệp

Nếu bạn muốn làm chủ nhân viên cấp dưới thiệt giỏi vừa ý muốn đạt công dụng cao vào quá trình thì nên chọn mô hình phân quyền toàn diện. Quý khách hàng sẽ phân quyền mang lại cung cấp làm chủ rồi cấp cai quản liên tục phân quyền xuống phía dưới làm thế nào để cho phải chăng và tận dụng được nguồn lực lượng lao động. Dưới đấy là một số bí quyết khiến cho bạn phân quyền nhân viên cấp dưới kết quả hơn:

– Đưa ra thời hạn phân quyền: Lúc phân quyền đến nhân viên cung cấp bên dưới bạn có thể giới thiệu kèm thời hạn bao gồm hiệu lực thực thi, ví dụ 6 tháng, 1 quý hay như là một năm, ví như nhân viên có tác dụng tốt thì có thể được nhận thêm quyền hành còn nếu không thì trao lại cho người không giống. do vậy nhân viên sẽ sở hữu thêm rượu cồn lực khi dấn trọng trách cơ mà bạn trao cho bọn họ.

– Nêu rõ quyền lợi và nghĩa vụ với ngôn từ công việc: Để rời Việc hiểu nhầm hoặc nhân viên cấp dưới cố ý lần quyền, cai quản nhân viên cấp dưới đề nghị đến nhân viên hiểu ra quyền lợi và nghĩa vụ được trao với đầy đủ các bước cần được chấm dứt. Như vậy cũng bên cạnh đó hỗ trợ cho nhân viên biết bản thân yêu cầu làm những gì.

>>> Xem thêm: Chức Năng Của Hệ Thống Thông Tin Quản Lý Nhân Sự

– Định kỳ đánh giá các bước sẽ phân quyền: Cách một quãng thời hạn nhất quyết bạn cần Review lại tác dụng các bước nhưng mà nhân viên đã làm, coi chúng ta bao gồm tận dụng tối đa không còn quyền bính được trao hay không.

– Phân quyền không Có nghĩa là rủ quăng quật trách nhiệm: Cần xác định ngay từ đầu câu hỏi bạn phân quyền là nhằm tận dụng tối đa nguồn lực cùng quản lý tổ chức, chứ đọng chưa hẳn nhằm cân hận bỏ trách nát nhiệm. Dù công dụng quá trình của nhân viên cấp dưới bao gồm ra làm sao thì các bạn vẫn phải Chịu liên đới.

Bài viết tham khảo

6/1/22

Lãnh đạo là gì? Quản lý là gì? Mối quan hệ giữa lãnh đạo và quản lý

 Các khái niệm về lãnh đạo và quản lý bạn đã nghe qua rất nhiều lần trong cuộc sống. Tuy nhiên ý nghĩa, vai trò hai thuận ngữ này không phải ai cũng hiểu rõ. Nhiều doanh nghiệp còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm, vậy cụ thể lãnh đạo và quản lý khác nhau như thế nào?

I. Lãnh đạo là gì?

Lãnh đạo có thể hiểu là người cung cấp tầm nhìn cấp cao cho một tổ chức, doanh nghiệp, công ty hay một đội nhóm bất kỳ - với mục tiêu đổi mới theo cách sẽ giúp ích cho tổ chức về lâu dài bằng cách hỏi những gì cần thay đổi và tại sao. Từ đó, các nhà lãnh đạo hướng dẫn mọi người đi đúng hướng bằng cách cung cấp sự hỗ trợ, truyền cảm hứng và động lực. Trên đường đi, các nhà lãnh đạo luôn kiểm tra để đảm bảo mọi người đều liên kết và đi đúng hướng, nhưng họ hiếm khi can dự vào các quyết định chiến thuật.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn xây dựng bảng thành tích cho nhà quản lý

II. Quản lý là gì?

Quản lý là người thực hiện theo tầm nhìn của nhà lãnh đạo. Một khi đích đến đã được xác định, các nhà quản lý là người giám sát hàng loạt chiến thuật đưa họ đến nơi cần đến. Điều này liên quan đến việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, đảm bảo mọi người đang hợp tác một cách hài hòa và đảm bảo họ đạt được thời hạn thích hợp để đạt được mục tiêu ngắn hạn của mình. Thông thường, người quản lý sẽ có nhiệm vụ lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát mọi việc để mang lại lợi nhuận cho tổ chức, doanh nghiệp của họ.

Xem thêm: Xây dựng mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp như thế nào để hiệu quả?

III. Mối quan hệ giữa lãnh đạo và quản lý

Một tổ chức, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải có cả nhà lãnh đạo và nhà quản lý. Quản lý là pháp trị còn lãnh đạo là nhân trị.

Quản lý tác động trực tiếp đến một đội nhóm để đạt được những mục tiêu đã đề ra, khi đó họ chính là nhà lãnh đạo. Và ngược lại, khi nhà lãnh đạo trực tiếp lập kế hoạch, tổ chức và giám sát nhân viên thì họ chính là một nhà quản lý. Cả lãnh đạo và quản lý đều phải tác động đến cá nhân, đến đội nhóm để có thể đạt được mục tiêu đã đề ra.

Vậy nếu tổ chức có lãnh đạo giỏi và quản lý kém có được không? Ngược lại, quản lý giỏi nhưng lãnh đạo không có năng lực thì sao? Câu trả lời tất nhiên là không. Một tổ chức/doanh nghiệp cần có sự kết hợp hài hòa, cân bằng giữa tài lãnh đạo và quản lý để mang lại hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.

Vì vậy, lãnh đạo và quản lý phải song hành với nhau. Mặc dù chúng không giống nhau, nhưng chúng liên kết chặt chẽ và bổ sung cho nhau. Để biết lãnh đạo và quản lý khác nhau ở những điểm nào, hãy theo dõi phần tiếp theo của bài viết.

IV. Phân biệt lãnh đạo và quản lý – Sự khác nhau

Mọi người thường lầm tưởng lãnh đạo và quản lý giống nhau, nhưng về bản chất chúng rất khác nhau. Sự khác biệt chính giữa hai điều này là các nhà lãnh đạo thúc đẩy mọi người hiểu và tin tưởng vào tầm nhìn mà họ đặt ra cho công ty và cùng bạn đạt được mục tiêu. Trong khi đó, người quản lý thiên về điều hành công việc và đảm bảo các hoạt động hàng ngày được diễn ra như mong muốn.

Ngoài sự khác biệt trên, lãnh đạo và quản lý còn khác nhau ở những điểm sau:

Lãnh đạo

Quản lý

Tập trung vào tầm nhìn

Tập trung vào các mục tiêu

Hỏi "cái gì" và "tại sao"?

Hỏi "như thế nào" và "khi nào"?

Cung cấp chỉ dẫn

Cung cấp nhiệm vụ

Tạo sự thay đổi

Tạo sự ổn định

Nghĩ về dài hạn

Nghĩ về ngắn hạn


 Xem thêm: Hành Trình Tăng Cường Trải Nghiệm Nhân Viên

Bên cạnh đó, dù là nhà lãnh đạo hay quản lý thì điều quan trọng bạn cần phải làm vẫn là không ngừng học hỏi, phát triển cá nhân để đưa doanh nghiệp cùng sự nghiệp của bản thân vươn cao, vươn xa hơn trong tương lai. 


5/1/22

TOP 04 NHỮNG PHẦN MỀM LẬP KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC

 


Hiện nay trên thị trường có khá nhiều phần mềm lập kế hoạch công việc hỗ trợ cho chúng ta. Nhưng đâu mới là phần mềm hữu ích và phù hợp với nhu cầu và khó khăn hiện tại của bạn. Hãy cùng chúng tôi điểm qua các.

1. Phần mềm lập kế hoạch công việc Evernote

Là phần mềm lập kế hoạch công việc phù hợp với tất cả  mọi người. Giúp ghi nhận ý tưởng khi có cảm hứng, lịch trình,  hoặc để khắc phục những phiền nhiễu trong cuộc sống.  Giúp bạn hoàn thành công việc ở mọi lúc mọi nơi.

Một vài điểm nổi bật của phần mềm:

- Giúp quản lý thời gian, công việc đơn giản nhanh chóng và hiệu quả

- Nắm bắt ý tưởng ghi chú, viết và tìm kiếm dễ dàng các nội dung đã lưu trước đó.

- Có thể đa dạng thêm văn bản, tài liệu, ảnh, âm thanh…. vào ghi chú

- Có thể dễ dàng quản lý danh sách việc cần làm

- Đồng bộ hóa dễ dàng các ghi chú, ghi chép trên máy tính, điện thoại và máy tính bản

- Dễ dàng giao task cho bất kỳ ai qua email

- Quản lý task mọi lúc mọi nơi, không giới hạn kể cả khi đang offline

2. Phần mềm lập kế hoạch công việc Trello

Đây là phần mềm lên kế hoạch và nhắc nhở công việc trên máy tính khá độc đáo, dễ hiểu hiện nay. Trello cho phép người dùng tạo ra nhiều dự án trên đó. Trên mỗi dự án sẽ có các list việc cần làm mỗi list sẽ có  nhiều công việc cần xử lý. Hỗ trợ người dùng dễ quản lý từng hạn mục công việc tốt hơn.

Một vài điểm nổi bật của phần mềm:

- Dễ dàng chia sẻ danh sách công việc với đồng nghiệp

- Thuận tiện tạo bản để sắp xếp các công việc đang làm

-Có thể tùy chỉnh quy trình làm việc cho các dự án

-Trên thẻ công việc có thể thê dánh sách kiểm tra việc cần làm

-Hỗ trợ và giao nhiệm vụ khi làm việc nhóm rất tốt

-Bất cứ khi nào có hoạt động mới bạn sẽ được nhận thông tin thông báo

-Cho phép làm việc cùng lúc nhiều người trên nhiều bảng cùng lúc với nhiều cửa sổ

-Không giới hạn việc gửi lời mời tham gia vào làm việc chung dự án

>>> Xem thêm: Top Phần Mềm Quản Lý Công Việc Hàng Ngày Miễn Phí

3. Phần mềm lập kế hoạch công việc Any.do


Xem thêm:  
Top 05 Phần Mềm Quản Lý Công Việc Cá Nhân 2021

Phần mềm có thể nhớ tất cả những công việc và nhiệm vụ hằng ngày bạn phải làm. Nó không chỉ giúp người dùng liệt kê danh sách công việc. Mà còn đánh dấu chúng là đã làm hay chưa và tùy chỉnh nhắc nhở vào những thời điểm mà người dùng cài đặt.

Một vài điểm nổi bật của phần mềm:

- Liệt kê danh sách công việc và đánh dấu trạng thái công việc

- Có thể tùy chỉnh nhắc nhở công việc vào các thời điểm mà người dùng cài đặt

-Nhớ tất cả những công việc và nhiệm vụ cần thực hiện hằng ngày

-Công việc được sắp xếp khoa học

-Có thể đồng bộ thông tin trên các thiết bị khác nhau

4. Phần mềm lập kế hoạch công việc Due

Đây là phần mềm tự động theo dõi và nhắc nhở nhiệm vụ mà người dùng đã đặt ra đến khi họ hoàn thành mới thôi. Ứng dụng này được thiết kế đơn giản nhưng lại thuyết phục người bởi hiệu quả bất ngờ.

Một vài điểm nổi bật của phần mềm:

- Ghi nhớ những công việc cần phải làm trong ngày

-Có thể tùy chỉnh cài đặt nhắc nhở tùy vào tình huống và khả năng để lựa chọn

-Liên tục nhắc nhở công việc khi vào các thời điểm đánh dấu cho đến lúc hoàn tất công việc

-Sử dụng tính năng đếm lùi chính xác từng giây, phù hợp với công việc cần thời gian chính xác

-Giúp thiết lập các yêu cầu nhắc nhơt hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng

-có thể hoạt động không yêu cầu kết nối ineternet

Bài viết tham khảo:


Bài đăng nổi bật

Chuyên viên Quản trị hệ thống là gì, và xu hướng nghề nghiệp của ngành

Để đảm bảo hệ thống thông tin trong doanh nghiệp luôn hoạt động ổn định như mạng ᴠà máу tính thì không thể không nhắc tới ᴠai trò của các ch...