31/5/22

Chuyên viên Quản trị hệ thống là gì, và xu hướng nghề nghiệp của ngành

Để đảm bảo hệ thống thông tin trong doanh nghiệp luôn hoạt động ổn định như mạng ᴠà máу tính thì không thể không nhắc tới ᴠai trò của các chuуên ᴠiên quản trị hệ thống. Họ là những người chịu trách nhiệm хử lý mọi vấn đề liên quan đến hệ thống thông tin trong doanh nghiệp vì vậy cần yêu cầu rất cao về mặt chuуên môn cũng như kỹ năng nghiệp ᴠụ.

I. Chuуên ᴠiên quản trị hệ thống là gì?

Hiểu đơn giản, chuуên ᴠiên quản trị hệ thống (Sуѕtemѕ Adminiѕtrator Specialiѕt) là người có nhiệm ᴠụ thiết lập ᴠà bảo trì hệ thống mạng, máу tính của một ᴠăn phòng haу công tу, doanh nghiệp. Cụ thể, họ cần đảm bảo thời gian hoạt động, hiệu ѕuất, tài nguуên ᴠà bảo mật của hệ thống máу tính đáp ứng được nhu cầu người dùng trong phạm ᴠi nguồn ngân ѕách cho phép.

>>> Xem thêm: Nhiều Doanh Nghiệp Háo Hức Sử Dụng Môi Trường Làm Việc Số

II. Yêu cầu ᴠề kỹ năng chuуên môn

1. Thành thạo công nghệ ảo hóa (Virtualiᴢation Technologу)

Thời gian gần đâу, công nghệ ảo hóa đã có những bước tiến lớn, được áp dụng rộng rãi trong nhiều doanh nghiệp nhằm mục đích đơn giản hóa cơ ѕở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT), nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như lớp bảo mật. Cụ thể, một chuуên ᴠiên quản trị hệ thống giỏi cần thành thạo một ѕố công nghệ ảo hóa phổ biến đến từ Microѕoft, VMWare, Citriх hoặc KVM. Chúng cung cấp các tùу chọn bao gồm giải pháp ảo hóa VDI, phần mềm giám ѕát máу ảo ᴠà công nghệ ảo hóa chức năng mạng để quản lý mạng nâng cao.

2. Thành thạo hệ điều hành Linuх

Hệ điều hành Linuх được rất nhiều doanh nghiệp ở mọi lĩnh ᴠực như tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử lựa chọn ѕử dụng nhờ lớp bảo mật mạnh mẽ, ít để lại footprint, ᴠ.ᴠ. Do đó, nhu cầu ᴠề nhân lực am hiểu hệ điều Linuх luôn ở mức cao.

3. Kỹ năng lập trình ᴠà phát triển phần mềm

Đâу là kỹ năng mà bất kỳ chuуên ᴠiên quản trị hệ thống nào cũng buộc phải có để đảm bảo các trang ᴡeb luôn luôn an toàn ᴠà có đầу đủ tính năng. Mặt khác, nhu cầu ᴠề những giải pháp phần mềm tùу chỉnh, độc quуền dành cho doanh nghiệp ở mọi quу mô để triển khai tự động hóa, mã hóa dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) cũng rất cao.

4. Am hiểu mô hình điện toán đám mâу

Đám mâу là nơi nhiều công tу lựa chọn để lưu trữ ứng dụng, cơ ѕở hạ tầng CNTT ᴠà dịch ᴠụ nhằm tối đa hóa thời gian hoạt động, khả năng truу cập ᴠà khả năng mở rộng của họ. Vì ᴠậу, am hiểu mô hình điện toán đám mâу ѕẽ giúp các chuуên ᴠiên quản trị hệ thống dễ dàng thực hiện hoạt động lưu trữ như Actiᴠe Directorу, Email, ᴠ.ᴠ. hoặc ảo hóa các thiết bị ᴠà ứng dụng bằng Amaᴢon Web Serᴠiceѕ (AWS), Microѕoft Aᴢure, ᴠ.ᴠ.

>>> Xem thêm: Cách tạo động lực cho nhân viên hiệu quả nhất cần áp dụng ngay

5. Kỹ năng bảo mật thông tin

Để đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống mạng ᴠà máу tính của công tу mình làm ᴠiệc, chuуên ᴠiên quản trị hệ thống cần phải thành thạo các kỹ năng liên quan đến bảo mật thông tin. Cụ thể, họ ѕẽ phải tìm ra lỗ hổng trong phần mềm để ᴠá lỗi kịp thời, tránh làm lộ thông tin mật của doanh nghiệp hoặc ảnh hưởng tới tiến độ làm ᴠiệc của mọi người.

6. Kỹ năng công nghệ nói chung

Đôi khi kỹ năng công nghệ còn được dùng làm thước đo năng lực giữa các ứng ᴠiên. Sở hữu nhiều chứng chỉ liên quan đến công nghệ thông tin, khoa học máу tính, ᴠ.ᴠ. ѕẽ là lợi thế cực kỳ lớn nếu bạn muốn đảm nhiệm ᴠị trí nàу.

III. Yêu cầu ᴠề kỹ năng mềm

1. Khả năng chịu áp lực công ᴠiệc ᴠà dự đoán rủi ro tiềm ẩn

Rủi ro do công nghệ dễ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, đôi khi ảnh hưởng đến cả vận hành, doanh thu chung của công ty. Do đó, Người quản trị hệ thống phải có khả năng phán đoán tốt cũng như bình tĩnh trước áp lực.

2. Kỹ năng tự học

Lĩnh vực công nghệ luôn phát triển và thay đổi từng này, vì vậy nếu không ngừng nỗ lực, trao dồi kiến thức, bạn sẽ dễ tuột lại phía sau và không thể hoàn thành tốt công ᴠiệc của mình.

>>> Xem thêm: Cân Bằng Tổng Giá Trị Cảm Nhận Của Nhân Viên Đối Với Doanh Nghiệp

3. Kỹ năng giao tiếp ᴠà tạo dựng mối quan hệ

Đừng hiểu lầm là chuyên viên quản trị hệ thống chỉ cần giỏi chuyên môn nghiệp vụ vì ít cần phải giao tiếp. Ngược lại, nếu không làm chủ kỹ năng giao tiếp, ѕẽ rất khó để trao đổi thông tin cũng như truуền đạt quan điểm cá nhân, đặc biệt với những thông tin, kiến thức đặc thù của ngành, bạn cần có những kỹ năng giao tiếp tối thiểu.

Không ai có thể phủ nhận ᴠai trò của chuуên ᴠiên quản trị hệ thống trong mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là trong điều kiện CNTT ngàу càng được ᴠận dụng rộng rãi trong hoạt động kinh doanh. Để thành công trong ᴠai trò nàу, họ cần phải đáp ứng đầу đủ kỹ năng chuуên môn ᴠà kỹ năng mềm. Dù nhiều áp lực nhưng đâу ᴠẫn là công ᴠiệc lý tưởng ᴠới mức lương hậu hĩnh cùng cơ hội thăng tiến ᴠô cùng rộng mở.

Có thể bạn quan tâm:


14/4/22

Định Nghĩa Về Employer Branding Là Gì

 


Việc làm sao để thu hút và giữ chân người tài lại với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh vẫn còn là những trăn trở của doanh nghiệp.

Làm thế nào để doanh nghiệp của bạn nổi bật hơn so với các doanh nghiệp khác. Đáp án để trả lời cho câu hỏi trên có thể là Employer Branding.  Vậy Employer Branding là gì? Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về Employer Branding.

1. Tìm hiểu khái niệm Employer branding là gì?

Employer Branding hay còn gọi là thương hiệu tuyển dụng.  Là những động thái chủ động của doanh nghiệp để nâng cao độ nhận diện và phân biệt thương hiệu. Là những cách mọi người cảm nhận và sự ấn tượng về giá trị và môi trường làm việc tại một doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây chỉ là một khía cạnh của quản lý thương hiệu – là một hệ thống quản lý kết hợp nhiều yếu tố phối hợp tạo nên trải nghiệm thương hiệu.

Nói cách khác, trong khi “employer branding” được mô tả như là một hoạt động rời rạc, thì “employer brand management” hay “quản lý thương hiệu nhà tuyển dụng” mô tả một cách tiếp cận đầy đủ hơn để điều phối tổng thể các hoạt động khác nhau như tuyển dụng, hội nhập (on-boarding), quản lý tài năng (talent management), quản lý thành tích (performance management) và phát triển lãnh đạo (leadership development).

Thương hiệu tuyển dụng - Employer branding có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau, nhưng chung quy vẫn được định nghĩa về 3 loại như sau:

Thứ nhất, Employer branding là một lời hứa

Theo CIPD thì thương hiệu nhà tuyển dụng là một tập hợp các thuộc tính và phẩm chất- thường là vô hình làm cho tổ chức trở nên đặc biệt. Đây sẽ là một trải nghiệm nhân viên và là công cụ thu hút người muốn phát triển, muốn thể hiện bản thân.

Thứ hai, Employer branding là hình ảnh, danh tiếng mà doanh nghiệp mong muốn hướng tới .

Ví dụ, Brett Minchington, người đã xuất bản một số cuốn sách về đề tài này, định nghĩa thương hiệu của nhà tuyển dụng là “hình ảnh mô tả tổ chức của bạn như một nơi tuyệt vời để làm việc”.

Cả hai định nghĩa này hầu như chỉ mô tả các thương hiệu có độ mạnh nhất định, nhưng thực tế có rất nhiều thương hiệu nhà tuyển dụng không được mô tả trong hai định nghĩa này. Do đó định nghĩa thứ ba có thể nói là bao quát hơn, từ đó thực tế hơn và hữu ích hơn.

>>> Xem thêm: Thông điệp Tuyên dương lan tỏa các thông điệp từ những hành vi theo giá trị cốt lõi

Thứ ba, Employer branding là toàn bộ những suy nghĩ và cảm xúc từ những người có tương tác với doanh nghiệp. Bao gồm cả tích cực và tiêu cực, cả trung thực và không trung thực, mơ hồ và rõ ràng. Dù có dựa trên trải nghiệm trực tiếp hay không, cả giao tiếp có chủ ý, không chủ ýhoặc có thể chỉ là tin đồn.

Từ những quan điểm trên, mọi doanh nghiệp sẽ có cho mình thương hiệu nhà tuyển dụng riêng

Từ quan điểm này, mọi doanh nghiệp đều có thương hiệu nhà tuyển dụng riêng, cho dù họ có xác định các đặc điểm và hình ảnh mong muốn hay không. Nói cách khác, thương hiệu, giống như danh tiếng, cuối cùng được xác định bởi nhận thức của người khác.

Định nghĩa thương hiệu nhà tuyển dụng trên khía cạnh nhận thức và tương tác với người khác sẽ hữu ích hơn vì nó cung cấp cho chúng ta một thước đo thực tế hơn để đánh giá hiện trạng và giá trị thực của thương hiệu. Định nghĩa này giúp chúng ta nhận ra rằng thương hiệu của một nhà tuyển dụng được định hình cuối cùng cũng bởi những gì người khác nghe về bạn và cách họ trải nghiệm với bạn, chứ không chỉ đơn thuần bằng các thông điệp có chủ ý từ phía bạn, tuy nhiên những điều đó sẽ luôn thôi thúc giúp doanh nghiệp hiểu rõ mình hơn, có hành động cụ thể và giúp nhà tuyển dụng luôn thành thật. 

2. 05 Bước xây dựng  thương hiệu tuyển dụng cho doanh nghiệp


Bước 1: Xác định mục tiêu cho chiến lược Employer Branding

Những điều mà doanh nghiệp muốn đạt được trong chiến lược Employer Branding. Một số mục tiêu phổ biến như sau doanh nghiệp có thể tham khảo:

  • Nhận thêm nhiều đơn ứng tuyển hơn
  • Có thêm nhiều ứng viên chất lượng hơn
  • Tăng mức độ tương tác trực tuyến
  • Tăng mức độ tương tác ứng viên
  • Nâng cao nhận thức về thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp
  • Tạo niềm tin với các ứng viên hiện tại
  • Nhận được nhiều lượt truy cập website tuyển dụng của công ty hơn
  • Tăng tỷ lệ giới thiệu công việc
  • Tăng tỷ lệ chấp nhận đề nghị làm việc

Bước 2: Xác định chân dung ứng viên lý tưởng của bạn

Việc vẽ chân dung ứng viên lý tưởng là một bước cực kỳ quan trọng. Nếu không phác họa trước ứng viên lý tưởng, người  làm công tác nhân sự sẽ không thể gửi đúng thông điệp đến những ứng viên mà bạn muốn thu hút.

Bước 3: Xác định EVP (Employee Value Proposition)

Vì sao nhân viên hiện tại lại chọn doanh nghiệp của bạn giữa các doanh nghiệp khác. Tại sao đến thời điểm hiện tại họ vẫn gắn bó với doanh nghiệp bạn. Điều gì họ thích nhất ở doanh nghiệp của bạn với tư cách nhà tuyển dụng….. Có thể đây là 1 loạt câu hỏi bạn cần trả lời để thiết lập một chiến lược Employer Branding thành công. Đây là cơ sở để bạn thiết lập định vị giá trị nhân sự của doanh nghiệp (EVP – Employee Value Propositions).

EVP là lợi thế cạnh tranh của thương hiệu tuyển dụng, giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật và khác biệt để có thể thu hút ứng viên tiềm năng cũng như giúp nhân viên hiện tại gắn kết lâu dài với công ty. EVP của doanh nghiệp cần vừa đảm bảo sự khác biệt, vừa hấp dẫn tới ứng viên, thuyết phục được rằng doanh nghiệp của bạn là một môi trường làm việc tuyệt vời. Khi xác định được EVP cũng có nghĩa là bạn đã xác định rõ ràng thông điệp để truyền thông thương hiệu tuyển dụng của mình.

Bước 4: Xác định các kênh để truyền thông thương hiệu tuyển dụng của bạn


Theo Talentlyft, có khoảng 10 “điểm chạm” với ứng viên trước khi doanh nghiệp chính thức tuyển dụng họ. Những điểm chạm này tạo nên hành trình ứng viên (Candidate Journey) và nhiều điểm trong số này sẽ là kênh thích hợp để bạn quảng bá Employer Brand của doanh nghiệp.

Theo báo cáo Thị trường tuyển dụng 2021 & Xu hướng tuyển dụng 2022 của TopCV, có gần 90% doanh nghiệp truyền thông thương hiệu qua Mạng xã hội (Facebook, LinkedIn…); 43,8% doanh nghiệp truyền thông thương hiệu tuyển dụng thông qua Các website tuyển dụng như TopCV với các hình thức đặt banner, sử dụng chuyên trang tuyển dụng…

Bước 5: Đo lường hiệu quả của chiến lược Employer Branding

Truyền thông thương hiệu tuyển dụng sẽ trở nên vô định nếu doanh nghiệp không có một phương tiện đo lường đối với công việc kinh doanh (hay đo lường ROI). Dựa trên các mục tiêu mà bạn đã thiết lập ở bước đầu tiên, bạn nên đo lường mức độ thành công của chiến lược Xây dựng thương hiệu tuyển dụng của mình.

Để đánh giá được khách quan, các nhà tuyển dụng cần tạo những số liệu có thể đo lường được cho từng chiến dịch, ví dụ như số lượt xem, số lượt ứng tuyển, thời gian tuyển dụng… Đồng thời doanh nghiệp cũng cần tham chiếu số liệu của cùng lĩnh vực để đánh giá khách quan hơn và điều chỉnh kịp thời.

Bài viết tham khảo:


Tổng hợp các phần mềm quản lý tiến độ thi công dễ dùng, hiệu quả cao

 Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực xây dựng với quy mô dự án kéo dài và khối lượng công việc khổng lồ thì vai trò của các phần mềm lập và quản lý tiện độ thi công càng đóng vai trò quan trọng. Hơn nữa, xu hướng xử dụng các phần mềm trực tuyến để quản lý công việc, dự án ngày càng được quan tâm do vừa tiết kiệm thời gian, vừa mang lại hiệu quả cao hơn. 

I. Lợi ích khi sử dụng phần mềm để quản lý tiến độ thi công 

  • Giúp người dùng dễ dàng lên kế hoạch và phân công nhiệm vụ.
  • Theo dõi tiến độ và cài đặt nhắc nhở các công việc quan trọng 24/7.
  • Quản lý công việc online giúp tiết kiệm thời gian, hiệu quả, khoa học hơn. 
  • Được phép chia sẻ tới nhiều người, nhiều ứng dụng khác.
  • Kiểm soát chặt chẽ các thành phần trong dự án thi công, tập trung chỉ trên 1 phần mềm 
  • Loại bỏ các báo cáo giấy, trao đổi zalo, giảm các buổi họp giao ban.
  • Nhanh chóng phát hiện điểm nóng, giảm thiểu rủi ro chậm tiến độ

>>> Xem thêm: Gia Tăng Phúc Lợi Cho Nhân Viên Không Cần Tăng Chi Phí

III. Tổng hợp các phần mềm quản lý tiến độ thi công phổ biến, dễ dùng và hiệu quả

1. FastCons

FastCons là phần mềm quản lý thi công, được phát triển dành riêng cho giai đoạn thi công công trình. FastCons không có các tính năng về lập dự toán, tuy nhiên người dùng có thể import kế hoạch và số liệu dự toán từ file Excel lên Fastcons để quản lý trong sơ đồ thi công Gantt chart. 

Phần mềm này được xây dựng trên cơ sở điện toán đám mây và hoạt động trên nền tảng web, có cả app mobile tiện lợi cho đội làm việc tại công trình. Phần mềm cho phép truy cập mọi lúc mọi nơi chỉ cần kết nối mạng internet, dữ liệu của bạn được cam kết bảo mật tuyệt đối.

>>> Xem thêm: Trao Đi Các Phúc Lợi, Doanh Nghiệp Nhận Được Gì?

2. Mekong soft 

Mekong Soft là phần mềm chạy trên nền tảng Excel, với tính năng chính là dự toán kết hợp với quản lý thi công. Phần mềm này hỗ trợ tùy chỉnh thiết lập như: thông tin khách hàng, kho, công trình, hạng mục. Mekong soft cũng có các tính năng về quản lý thu, chi để xử lý các phương án kinh tế, thầu phụ.

 Giao diện phần mềm Mekong Soft

Ưu điểm: 

  • Thích hợp để lập dự toán chuyên sâu
  • Đa dạng tính năng từ kho, vật tư, máy móc thiết bị tới theo dõi tiến độ và nhân công công trình
  • Đầy đủ hàm, lệnh, sử dụng thông minh như Excel 



Nhược điểm:

  • Tính cộng tác kém, không có thông báo realtime khi cập nhật thay đổi
  • Không hỗ trợ tính năng lập báo cáo thi công ngoài công trình 
  • Không có app di động

3. GXD

GXD cũng là một phần mềm dự toán tương tự như Mekong Soft. Trong khi các phần mềm dự toán khác chỉ đơn thuần cung cấp tiện ích dự toán, thì GXD có thêm cả chức năng quản lý thi công công trình. Điểm trừ là do hoạt động trên nền Excel, khả năng phân quyền và chia sẻ thông tin còn hạn chế. Tuy nhiên, GXD là phần mềm phù hợp nếu doanh nghiệp không cần quản lý realtime tiến độ thi công công trường.

 Ngoài dự toán, phần mềm GXD còn có khả năng quản lý tiến độ thi công

Ưu điểm:

  • Có hỗ trợ thẩm tra, thẩm định dự toán.
  • Báo cáo đầy đủ về chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn, các chi phí khác 
  • Đầy đủ hàm, lệnh, sử dụng thông minh như Excel 

Nhược điểm:

  • Không hỗ trợ phân quyền, bảo mật dữ liệu 
  • Không hỗ trợ tính năng lập báo cáo thi công ngoài công trình 
  • Không có app di động

Trên đây là các tổng hợp chia sẽ về các phần mềm quản lý tiến độ thi công phù hợp với đại đa số doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan phù hợp với 

Trên đây là những chia sẻ của tác giả về top 5 phần mềm quản lý tiến độ thi công phù hợp để triển khai cho các công trình xây dựng. Hy vọng, bài viết sẽ giúp cho bạn lựa chọn được phần mềm quản lý phù hợp với nhu cầu để theo dõi các nhiệm vụ cũng như điều hành công việc tốt nhất có thể. Chúc các bạn thành công và đừng quên chia sẻ nếu thấy hữu ích nhé!

Có thể bạn quan tâm:


8/4/22

Bài Toán Phân Công Công Việc Trong Quản Lý Nhân Sự

 


Việc quản lý nhân sự hay con người là một quá trình giúp doanh nghiệp khai thác được tối đa, hiệu quả nguồn nhân lực của tổ chức.  Bài toán phân công công việc sẽ là một hành động, chính sách giúp khơi gợi khả năng làm việc của mỗi cá nhân trong tổ chức. Đây sẽ là chiến lược và mục tiêu thú đẩy sự phát triển trong quản lý nhân sự.

1. Việc quản lý nhân sự có ý nghĩa rất quan trọng và bài toán phân công công việc cũng quan trọng không kém:

- Việc phát triển đúng năng lực, tầm nhìn chuyên môn sẽ giúp nhân viên phát triển thái độ làm việc tích cực hơn. Đạt được các mục tiêu chiến thuật, chiến lược đề ra.

- Sàn lọc, lựa chọn đúng nhân viên tiềm năng ngay từ đầu. Tạo cơ hội phát triển các kỹ năng cần thiết cho nhân viên.

- Thông qua các bài toán phân công công việc trong quản lý nhân sự. Doanh nghiệp sẽ hiễu rõ hơn về năng lực nhân viên và có các chương trình đào tạo phát triển kỹ năngm chuyên môn phù hợp

>>> Xem thêm: Quản trị nguồn nhân lực kỷ nguyên số

2. Dùng thuật toán Hungary trong quản lý nhân sự

Bước 1: Lập bảng phân việc và máy theo dữ liệu thực tế

Bước 2: Tìm số nhỏ nhất trong từng hàng của bảng phân việc và trừ các số trong hàng cho số đó;

Bước 3: Tìm số nhỏ nhất trong từng cột và trừ các số trong từng cột cho số đó;

Bước 4: Tìm cách kẻ các đường thẳng đi qua hàng hoặc cột có các số 0 sao cho số đường thẳng kẻ được ít nhất. Thực hiện theo cách sau:

- Bắt đầu từ những hàng có 1 số 0, khoanh tròn số đó lại và kẻ một đường thẳng xuyên suốt cột;

- Tìm các cột có 1 số 0, khoanh tròn số đó lại rồi kẻ một đường xuyên suốt hàng.

 

Bước 5: Lặp lại bước 4 cho đến khi không còn có thể khoanh được nữa. Nếu số đường thẳng kẻ được ít nhất bằng số hàng (số cột) thì bài toán đã có lời giải tối ưu. Nếu số đường kẻ được nhỏ hơn số hàng (số cột) thì cần làm tiếp: Tìm số chưa bị gạch nhỏ nhất và lấy tất cả các số chưa bị gạch trừ đi số đó; các số bị gạch bởi 2 đường thẳng cộng với số đó; còn các số khác giữ nguyên.

 

Bước 6: Quay trở lại bước 4 và 5 cho đến khi tìm được lời giải tối ưu.

Chúng ta có thể minh chứng bằng một ví dụ cụ thể để hình dung một cách dễ dàng hơn như sau:

Trong một tổ sản xuất có 4 công việc I, II, III, IV cần bố trí cho 4 công nhân A, B, C, D. Chi phí thực hiện cho mỗi công việc của từng công nhân cho ở bảng sau. Tìm phương án bố trí công việc sao cho tổng chi phí thực hiện các công việc là nhỏ nhất. 




Yêu cầu: Tìm phương án bố trí công việc sao cho tổng chi phí thực hiện các công việc là nhỏ nhất.

Dùng thuật toán Hungary ta có cách giải như sau:

Bước 1: Như đầu bài đã cho 

Yêu cầu: Tìm phương án bố trí công việc sao cho tổng chi phí thực hiện các công việc là nhỏ nhất.

Dùng thuật toán Hungary ta có cách giải như sau:

Bước 1: Như đầu bài đã cho 




Xem thêm: Hệ thống quản lý công việc toàn diện việc dành cho doanh nghiệp 4.0


Như vây ta bố trí:

Nhân viên A thực hiện công việc 1 với thời gian là 18 phút ;

Nhân viên B thực hiện công việc 2 với thời gian là 55 phút ;

Nhân viên C thực hiện công việc 3 với thời gian là 8 phút ;

Nhân viên D thực hiện công việc 4 với thời gian là 12 phút;

Tổng thời gian thực hiện công việc của cả 4 nhân viên là 93 phút.

Trong thực tế nhiều khi chúng ta gặp trường hợp phân giao công việc sao cho tổng lợi nhuận thu được tối đa. Để tìm được phương án phân giao tối ưu vẫn sử dụng phương pháp giải trên. Tuy nhiên cần phải đổi dấu toàn bộ các số liệu trong bảng phân việc, sau đó vận dụng thuật toán Hungari giải bình thường.

Trong trường hợp bài toán phân công công việc được đặt ra với hai mục tiêu:

- Tổng chi phí hoặc thời gian thực hiện công việc là tối thiểu;

- Chi phí thực hiện từng công việc hoặc thời gian thực hiện từng công việc không được vượt quá 1 mức nào đó thì chúng ta chỉ cần loại bỏ các số hạng bằng hoặc vượt quá mức đã quy định bằng cách thay chúng bằng những dấu x, sau đó tiến hành giải bình thường.

Xem xét ví dụ trên, với yêu cầu tìm phương án bố trí công việc sao cho tổng chi phí thực hiện các công việc là nhỏ nhất và chi phí thực hiện cho mỗi công việc phải nhỏ hơn 55 phút. 


Bài viết tham khảo:


 

 

17/3/22

CÁC HÌNH THỨC QUY CHẾ KỶ LUẬT DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

 


Quy chế kỷ luật là một trong những quy định thể hiện rõ nội quy, chế độ kỷ luật áp dụng cho đơn vị tổ chức doanh nghiệp.  

1.Các hình thức xử lý kỷ luật mà doanh nghiệp cần biết

Theo quy định tại điều 124 Bộ luật lao động 2019 có 4  hình thức kỷ luật lao động sau:

Khiển trách

Đây là hình thức xử lý kỷ luật nhẹ nhất mà người sử dụng lao động áp dụng đối với hành vi vi phạm. Việc áp dụng hình thức này có thể dựa vào những quy định trong nội quy lao động

Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng

Hiện nay pháp luật không quy định hành vi nào sẽ áp dụng kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng. Việc xác định và áp dụng hình thức  kỷ luật dựa  vào nội quy lao động.

Cách chức

Cách chức có thể hiểu là việc người có thẩm quyền sẽ ra quyết định cách chức đối với người đang có một vị trí nhất định xuống giữ một chức vụ khác thấp hơn, việc áp dụng này dựa vào nội quy lao động.

Sa thải

Đây là hình thức xử lý nặng nhất áp dụng đối với người có hành vi vi phạm, việc áp dụng  hình thức này sẽ do luật định, nếu luật không có quy định thì không được áp dụng, việc áp dụng hình thức sa thải theo quy định tại điều 125 Bộ luật lao động 2019.

2.Trình tự xử lý kỷ trong doanh nghiệp theo Bộ Luật Lao động 2019


Khi tiến hành xử lý kỷ luật đối với người  lao động  vi phạm, người sử dụng lao động cần thực hiện xử lý kỷ luật theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 70 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, quy định  trình tự xử lý kỷ luật trong doanh nghiệp như sau:

Xác định hành vi vi phạm

Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi.

Nếu người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra thì thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động.

Do đó, việc xác định hành vi vi phạm là yêu cầu bắt buộc để tiến hành xử lý kỷ luật người lao động.

Thông báo xử lý kỷ luật

Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động,người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động  như sau:

Người sử dụng lao động phải thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý kỷ luật lao động, hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động và bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động ít nhất 05 ngày làm việc đến:

Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

Người lao động hoặc luật sư bào chữa

Nếu người vi phạm chưa đủ 15 tuổi thì phải thông báo đến người đại diện pháp luật của họ

Tổ chức xử lý kỷ luật lao động

Sau khi nhận được xác nhận sẽ tham gia cuộc họp của các thành phần tham dự cuộc họp hoặc trường hợp một trong các thành phần phải tham dự không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; Trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời gian, địa điểm họp;

Nếu đến ngày tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật mà  một trong các thành phần phải tham dự họp không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.

Lập biên bản cuộc họp xử lý kỷ luật

Trong quá trình diễn ra cuộc họp xử lý kỷ luật lao động các nội dung  phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp.

Trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.

Ra quyết định và thông báo quyết định xử lý kỷ luật lao động

Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động và gửi đến các thành phần phải tham dự

3. Tải mẫu

DOWLOAD MẪU TẠI ĐÂY

Bài viết tham khảo:

 

 

16/3/22

Phần Mềm Lưu Trữ Văn Bản, Hình Ảnh

 Sử dụng phần mềm lưu trữ văn bản, hình ảnh thông minh đang dần trở nên ưa chuộng bởi sự tiện ích, an toàn và tiết kiệm vì việc quản lý và lưu trữ hình ảnh, văn bản, thông tin trên các tài liệu giấy ngày càng gặp nhiều khó khăn do chi phí bảo quản cũng như tốn diện tích.

I. Thực trạng lưu trữ văn bản tại doanh nghiệp hiện nay

Trước đây, cách bảo quản văn bản, hình ảnh thường được tiến hành theo cách thủ công như phân loại, sắp xếp giấy tờ, sổ sách…sau đó lưu lại trong thư viện hoặc kho lưu trữ. Cách làm này thường tốn nhiều thời gian, công sức cũng như tốn diện tích lưu trữ và chi phí bảo quản rất cao. Trong khi đó, việc áp dụng phần mềm lưu trữ  văn bản, hình ảnh đang dần trở thành xu thế hiện nay trong việc xây dựng chính quyền điện tử. Mặt khác, phần mềm lưu trữ văn bản giúp các doanh nghiệp tiết kiệm về thời gian và cho phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và đảm bảo tính bảo mật cho doanh nghiệp.

Đã có rất nhiều đơn vị, tổ chức áp dụng giải pháp số hóa công tác quản lý tài liệu tuy nhiên không ít đơn vị đã triển khai không thành công hoặc hiệu quả không cao vì một phần là do hệ thống phần mềm lưu trữ thiết kế chưa phù hợp với chính các đơn vị đó. Việc thiết kế, tính toán giao diện cũng như tính năng phần mềm để phù hợp với các doanh nghiệp là điều hết sức quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp, để nâng cao hiệu quả quản lý văn bản, họ đều mong muốn có một hệ thống tích hợp các chức năng như phần mềm lưu trữ hồ sơ, phần mềm lưu trữ tài liệu và phần mềm lưu trữ dữ liệu.

II. Phần mềm quản lý tài liệu CoDX

Giải pháp quản lý tài liệu của CoDX giúp giải quyết khó khăn trong việc lưu trữ, tìm kiếm hồ sơ, đồng bộ quản lý tài liệu trong doanh nghiệp. Với các ưu điểm nổi trội như:

Tạo và lưu trữ tài liệu

Với bộ nhớ lên đến 19GB/user cho phép nhân viên tải mọi tập tin tài liệu lên hệ thống lưu trữ trong các thư mục.

Tìm kiếm, truy xuất nhanh

Dữ liệu được lưu trữ theo cấu trúc dễ dàng truy cập nội dung. Thiết lập truy xuất thông minh cho phép tìm kiếm đa dạng: tên tệp, loại tệp, nội dung tệp,….

Phân quyền chi tiết

Ngoài lưu trữ, hệ thống cho phép chia sẻ qua mail/liên kết/phân quyền. Việc phân quyền dữ liệu được cài đặt chặt chẽ..



 Bên cạnh đó, với khả năng tùy chỉnh linh hoạt, giao diện thân thiện dễ sử dụng, tính bảo mật cao nên phần mềm lưu trữ hồ sơ tài liệu CoDX đã nhanh chóng trở thành sự lựa chọn tối ưu của khách hàng. 

Lựa chọn CoDX bạn sẽ được:

-    Làm việc với đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số 

-    Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm triển khai

-    Hỗ trợ tư vấn 24/7

-    Trải nghiệm dùng thử phần mềm miễn phí, đăng ký TẠI ĐÂY

Có thể bạn quan tâm:


4/3/22

TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI CHI PHÍ VẬN HÀNH LÀ GÌ

 


1. Tìm hiểu chi phí vận hành là gì?

Overhead cost: chi phí vận hành còn được gọi với các khái niệm là chi phí chung, chi phí ẩn, chi phí gián tiếp. Là những chi phi phí liên quan đến việc vận hành thường ngày của tổ chức đơn vị hay doanh nghiệp. Và chi phí này chưa bao gồm chi phí về nhân công, nguyên vật liệu.

2. 05 phương pháp tiết kiệm và giảm chi phí vận hành

Việc làm sao để tiết kiệm và giảm chi phí vận hành có lẽ luôn là những đề toán khiến doanh nghiệp đâu đầu. Sau đây là những phương pháp tối ưu giúp doanh nghiệp tiết kiệm và giảm chi phí vận hành trong doanh nghiệp như sau:

a. Ứng dụng công nghệ

Trong thời kỳ số chuyển đổi như vũ bảo hiện nay, việc sử dụng nền tảng công nghệ trong kinh doanh, không chỉ cho phép doanh nghiệp tiết kiệm tiền mà còn góp phần thúc đẩy hơn phát triển của doanh nghiệp.

Từ các dịch vụ điện thoại, thanh toán online cho đến các phần mềm quản lý bán hàng như CRM, hay việc quản lý từ xa mà không tốn nhiều thời gian và nhân lực để vận hành.  Vừa giúp doanh nghiệp cắt giảm, chi phí kinh doanh vừa góp phần xây dựng tính chuyên nghiệp trong doanh nghiệp.


b. Áp dụng nguyên lý Pareto cho việc lập chiến lược phát triển

Nguyên lý Pareto hay còn gọi là quy luật 80/20 được áp dụng khá hiệu quả.

Thường thì 80% lợi nhuận của doanh nghiệp có được từ 20% khách hàng trung thành. Do đó Doanh nghiệp hay tốn kha snhiều chi phí cho việc tìm kiếm 80% khách hàng mới. Trong khi đó lợi nhuận họ nhận được từ 80% mới này chỉ có 20% lợi nhuận.

Song song đó đối với khách hàng cũ thì không cần phải mất thêm tiền PR mà vẫn hiệu quả. Do đó, doanh nghiệp nên cân nhắc chi phí cho việc phát triển hệ thống khách hàng mới từ những mối quan hệ cũ chẳng hạn.

c. Đảm bảo an toàn lao động

Việc đảm bảo an toàn lao động sẽ giúp doanh nghiệp cắt giảm đáng kể các chi phí hoạt động. Boa gồm các chi phí tổn thất cả trực tiếp và gián tiếp tại nơi làm việc như:

• Phí chi trả 1 phần bảo hiểm

• Năng suất giảm trong khi nhân viên nghỉ

• Chi phí cho việc làm thay ca và thời gian cho nhân viên đó

• Chi phí thuốc thang

• Tốn tiền bạc và thời gian để điều tra nguyên nhân của tai nạn

• Tinh thần lao động giảm sút

• Mất uy tín công ty và chi phí cho quan hệ công chúng

• Tiền phạt và án phí từ cơ quan chính phủ trong một số trường hợp.

d. Thực hiện các thủ túc đánh giá và đảm bảo tính hiệu quả

Đây có thể coi là điểm tốt để xem xét cắt giảm những công việc thừa thãi trong quy trình làm việc. Những việc chồng chéo khiến nhân viên  phải mất nhiều thời gian công sức để giải quyết. Hoặc giảm bớt việc quản lý tài liệu photocopy và tiết kiệm chi phí giấy mực in.

Doanh nghiệp cần xem xét các cách thức mà mình có thể áp dụng để tiết kiệm thời gian và chi phí. Xem xét đến việc tiết kiệm năng lượng bằng cách tắt đèn vào ban đêm và chỉ làm vệ sinh văn phòng hai ngày một lần thay vì hàng ngày. Làm việc hiệu quả hơn giúp tiết kiệm nguồn lực đáng giá.

e. Giảm chi phí văn phòng

Các chi phí giấy, mực in, vật tư, gửi thư và bưu chính nhìn vụ vặt nhưng lại tốn kém không ít trong chi phí vận hành của doanh nghiệp.

Nhất là các vấn đề liên quan đến giấy tờ. Theo 1 số thống kê cho thấy hiện tại các doanh nghiệp bình quân sẽ mất 30 triệu đồng mỗi năm cho những khoảng giấy tờ. Đối với các doanh nghiệp này thì  con số có thể còn lớn hơn. Doanh nghiệp có thể chuyển đổi sử dụng hệ thống quản lý văn bản, quản lý thủ tục bằng các phần mềm thay vì cứ mãi thực hiện thủ công trên giấy tờ truyền thống.

3. Các loại chi phí vận hành là gì doanh nghiệp


Một số chi phí để doanh nghiệp vận hành trơn tru như: nguyên vật liệu, chi phí thuê nhân công. Chi phí sản xuất chung và các chi phí ngoài sản xuất.

Chi phí nguyên vật liệu

Một trong các loại chi phí thương mại mà doanh nghiệp cần nhắc đến là chi phí  nguyên vật liệu. Đây sẽ gồm toàn bộ giá trị nguyên liệu, vật liệu, phụ tùng, công cụ… dùng cho việc sản xuất. Chi phí nguyên vật liệu bao gồm nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm xây lắp.

Nguyên vật liệu chính bao gồm các nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất. Chi phí nguyên vật liệu chính thường được xây dựng theo định mức chi phí nhất định.

Nguyên vật liệu phụ là các vật liệu kết hợp với các vật liệu khác trong quá trình sản xuất giúp làm tăng thêm chất lượng và thẩm mỹ của sản phẩm hoặc đảm bảo cho hoạt động sản xuất được trôi chảy.

Chi phí khấu hao tài sản cố định

Đây là chi phí mà doanh nghiệp cần chi trả cho các tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh. Chi phí khấu hao bao gồm chi phí khấu hao hữu hình và chi phí khấu hao vô hình. Trong đó, chi phí khấu hao hữu hình là giá trị khấu hao mà doanh nghiệp bỏ ra để trích khấu hao tương ứng với tài sản cố định tùy thuộc vào thời gian sử dụng của nó. Chi phí khấu hao vô hình là tài sản không thể hiện dưới dạng vật chất nhưng vẫn mang giá trị chung của doanh nghiệp, được sử dụng trong kinh doanh, sản xuất.

Chi phí thuê nhân công

Chi phí nhân công là các khoản phải chi trả cho việc thuê nhân viên của doanh nghiệp. Các chi phí này bao gồm tiền lương cho đến các khoản phụ cấp, trợ cấp như thưởng, tiền trợ cấp ăn uống, tiền xăng xe… mang tính chất lượng trước khi trừ các khoản giảm trừ. Trong số các loại chi phí trong doanh nghiệp đây là khoản chi phí chiếm tỷ lệ tương đối cao.

Chi phí ngoài sản xuất 

Chi phí ngoài sản xuất là những chi phí phát sinh liên quan đến các hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Các chi phí này có thể là chi phí quản lý khách hàng, chi phí tiếp thị, chi phí chăm sóc khách hàng… Để giảm thiểu chi phí ngoài sản xuất, doanh nghiệp cần áp dụng các giải pháp tối ưu quản lý và vận hành doanh nghiệp hiệu quả. 

Bài viết tham khảo:

 

 

Bài đăng nổi bật

Chuyên viên Quản trị hệ thống là gì, và xu hướng nghề nghiệp của ngành

Để đảm bảo hệ thống thông tin trong doanh nghiệp luôn hoạt động ổn định như mạng ᴠà máу tính thì không thể không nhắc tới ᴠai trò của các ch...